Tách thửa đất là gì? Các trường hợp được tách thửa đất
18/12/2022
Đăng bởi: Hà Thu
Tách thửa đất là gì? Trường hợp nào chúng ta được phép tách thửa đất? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích về khái niệm và thông tin xoay quanh việc tách thửa đất theo quy định pháp Luật giúp bạn giải đáp thắc của mình. Mời mọi người cùng đọc và tham khảo.
Tìm hiểu khái niệm tách thửa đất
Tách thửa đất là gì? Bạn có thể hiểu, tách thửa đất được hiểu là việc chia một thửa đất thành hai hay nhiều mảnh nhỏ hơn.
Tách thửa đất là việc chia một thửa đất thành hai hay nhiều mảnh nhỏ hơn
Dựa vào Luật Đất Đai 2013 và nghị định 43/2014/NĐ – CP đã được sửa đổi, thay thế bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP, tách thửa đất được coi là quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Để tách thửa đất cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ vào điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT – BTNMT, để tách thửa đất chúng ta cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
Điều kiện để tách thửa đất là: Có giấy chứng nhận quyền dùng đất, mảnh đất không có tranh chấp…
- Có giấy chứng nhận quyền dùng đất.
- Mảnh đất không có tranh chấp.
- Mảnh đất của bạn đang không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
- Ngoài ra, mảnh đất đó vẫn còn thời hạn sử dụng.
6+ trường hợp được tách thửa đất theo quy định pháp luật
Theo quy định của Luật Đất Đai 2013, dưới đây là những trường hợp được phép tách thửa đất:
Chủ sở hữu mảnh đất đã qua đời, người nhận thừa kế lúc bấy giờ có quyền được tách thửa đất
Trường hợp | Nội dung |
✔️Trường hợp 1: Yêu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. | Căn cứ vào Điều 104 Luật Đất Đai năm 2013 quy định: “Tài sản gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản bao gồm rừng sản xuất, công trình xây dựng có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất “ . Vì thế, mảnh đất đã được chuyển nhượng về quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản theo quy định thì trường hợp trên hoàn toàn là đúng . |
✔️Trường hợp 2: Quyền thừa kế sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền đất. | Nếu chủ sở hữu mảnh đất đã qua đời và để lại quyền thừa kế mảnh đất, người nhận thừa kế lúc bấy giờ có quyền được tách thửa đất. |
✔️Trường hợp 3: Tặng quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người khác | Nếu chủ sở hữu mảnh đất lúc đầu đã tặng cho người khác mảnh đất đồng nghĩa với việc tặng cho quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản cho người ta. Lúc đó người được tặng có quyền được tách thửa đất theo đúng quy định của pháp luật. |
✔️Trường hợp 4: Thuế chấp quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất | Với điều 318 của luật dân sự 2015 :
Như vậy, bên nhận tài sản thế chấp có quyền tách thửa đất theo nhu cầu thỏa thuận của hai bên. |
✔️Trường hợp 5: Cho thuê quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất . | Chủ sở hữu mảnh đất cho người khác thuê quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản thì bên thuê có thể được tách thửa đất . |
✔️Trường hợp 6: Góp vốn quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất | Ví dụ, có 3 cổ đông sáng lập cùng nhau thành lập công ty tổ chức. Nếu một cổ đông góp vốn thành lập công ty bằng quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là mảnh đất cổ đông đó đang sở hữu, cả 3 cổ đông đều có quyền tách thửa đất theo hợp đồng và quy định của pháp Luật. |
Hy vọng qua chia sẻ trên bạn đã hiểu hơn về tách thửa đất và những điều kiện cũng như trường hợp được tách thửa đất theo quy định của pháp Luật. Theo dõi chuyên trang để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn bạn nhé!
Theo: luatminhkhue.vn
4.9/5 (74 votes)