Chính quyền nên quản hay cấm tình trạng "sốt" đất nền hiện nay?

calendar 12/04/2021user Đăng bởi: Hà Thu

Các dự án lô đất nền phần lớn đều đang được bán chủ yếu với mục đích đầu cơ. Tức là không sử dụng, chỉ đợi giá lên rồi bán lại cho người khác. Với tình trạng “sốt” đất nền này, chính quyền nên quản hay cấm? Theo dõi những thông tin dưới đây để giải đáp thắc mắc bạn nhé!

Trước sai phạm về đất, chính quyền có thực sự làm ngơ?

Hiện nay, người mua không chỉ tham lam, họ còn có tâm lý bầy đàn khi đứng trước những thông tin. Ví dụ: nghe nói ông A mua mảnh đất, nay đã thành tỷ phú, thế là đua nhau mua đất. Có thể thấy đây là việc “cò đất” được nói vống lên, nhưng kết hợp với sự tham lam, tâm lý bầy đàn, mất tiền rất dễ.

Thực tế, phân lô bán đất nền hiện đang là phân khúc bất động sản trong thời gian gần đây phát triển khá mạnh mẽ. Bởi nó mang lại cho các chủ đầu tư hiệu quả tài chính tốt hơn và giúp họ rút ngắn thời gian thu hồi vốn.

Việc mua đất nền sẽ có nhiều thuận lợi như đối với khách hàng có nhu cầu thực. Người có nhà gắn liền với đất có thể tạo dựng kinh tế như: cho thuê, buôn bán,... Ngoài ra, những đối tượng này còn có thể chủ động nguồn vốn, thời gian xây và chất lượng ngôi nhà của họ.

Tình trạng phân lô bán đất nền hiện nay đang là phân khúc bất động sản phát triển khá mạnh mẽ

Trong thời gian qua, do sự buông lỏng quản lý, thị trường phân lô bán đất nền đã có nhiều biến tướng. Ở đô thị, UBND tỉnh có thẩm quyền quy định khu vực trong dự án đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây nhà ở.

Đồng thời còn giao cho chính quyền địa phương và chủ đầu tư giám sát, kiểm tra, đảm bảo đồng bộ. Các quy chế kiến trúc cũng phải đảm bảo vận hành, dự án phát triển được tính toán xem xét và tạo dựng không gian, có hạ tầng,...

Như vậy, cơ chế bán đất nền phải là dự án đô thị lớn, ở vị trí cụ thể theo quy định. Nhưng thực tế, có không ít chủ đầu tư không được phép vẫn bán hoặc găm hàng, ra hàng dè dặt để đẩy giá lúc “sốt” đất.

Các chiêu thổi giá đất của "cò đất"

Nhiều người đi gom các loại đất như: nông nghiệp, thổ cư, rừng, đất hoang,... sau đó san nền, chia lô để bán lại. Hoặc có trường hợp nhiều nơi đất không có quy hoạch nhưng vẫn có người đứng ra tự mặc cả, đàm phán với người dân, hình thành dự án “ma”, tìm cách lôi kéo khách đến mua.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sốt” đất nên là do năm đầu quy hoạch mới 2021 – 2030 với rất nhiều đề xuất dự án được đưa ra. Tuy nhiên, các đề xuất đó chưa được duyệt, nếu có phải hết năm 2021 và 2022 mới xong. Nhưng ý tưởng quy hoạch lại được tuyên truyền nên được “cò đất” tung lên.

Một hành động nhỏ như xây 1 công trình phụ chính quyền cũng biết, tại sao lại để tình trạng “cò đất” xảy ra, công khai và còn kéo dài dẫn đến hậu quả nghiêm trọng?

 

“Cò đất” có rất nhiều chiêu trò thổi giá, lôi kéo khách đến mua

Có khá nhiều nguyên nhân, nhưng theo Vụ trưởng Vụ Chính sách pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai cho rằng bản thân chính quyền địa phương không đủ quyền lực hoặc bị lợi ích tác động, quyền cao hơn nên họ làm ngơ.

Vì thế, các cơ quan cấp trên phải kiểm tra, rà soát lại việc phân bố quyền lực, đối với các dự án bán đất nền phải chịu trách nhiệm. Chúng ta không cấm việc này, nhưng phải đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, không khoan nhượng với những vi phạm.

Ngoài ra, cũng có không ít ý kiến cho rằng một phần nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do lòng tham của con người.

Khi bàn về giải pháp cho vấn đề trên, các chuyên gia phân tích cần giải quyết từ việc quản lý, thông tin về: tuyên truyền, bất động sản và đất đai. Phải có chế tài để ngăn chặn những trường hợp vi phạm.

Nếu không, các cá nhân, chủ đầu tư sẽ tiếp tục vi phạm điều kiện về bán đất nền hoặc bất chấp nộp phạt để thu lại lợi ích lớn hơn.

“Sốt” đất không đáng ngại nhưng quan trọng là hệ quả của nó, lo nhất là sau đóng băng. Do đó, một công cụ dùng để quản lý cả thế giới đang sử dụng là thuế.

Tuy nhiên, Chính phủ quy định vẫn có phạm vi phải quản theo hướng: các khu vực được bán đất nền và giao cho UBND cấp tỉnh xem xét các dự án cụ thể để quyết định dự án nào sẽ được thực hiện phương thức này.

Trên đây là những thông tin về tình trạng “sốt” đất nền hiện nay, chính quyền nên quản hay cấm. Đừng quên theo dõi chuyên trang chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết mới bạn nhé!

Theo Cafef.vn

4.9/5 (93 votes)

1104/24

Giải pháp để có được 1 triệu căn nhà ở xã hội

Giải pháp để có được 1 triệu căn nhà ở xã hội

0904/24

Những phương án thu thuế nhà, đất thứ hai tại Thành phố HCM

Ngày 12-2022, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã trình lên Chính phủ việc xây dựng Nghị quyết về chính sách, cơ chế điểm tạo động lực. Trong đó, điều quan trọng là đề xuất thu thuế, nhà đất thứ hai trở lên với hai phương án.

0704/24

Thu thuế nhà, đất thứ hai cần có lộ trình cụ thể

Các chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế nhà, đất thứ hai là cần thiết để tránh đầu cơ, tuy nhiên trước khi ban hành cũng cần phải chuẩn bị kỹ càng và có lộ trình cụ thể.

0504/24

Tại sao TP. HCM không phê duyệt cho 5 huyện ngoại thành lên quận hoặc thành phố?

Vừa qua, các huyện ngoại thành được yêu cầu không lên quận hoặc thành phố và phải chờ sau khi đạt đủ tiêu chuẩn của TP. HCM mới quyết định mô hình phù hợp cho từng địa phương.

0304/24

Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn thanh lọc

Thị trường bất động sản hiện nay đang bước vào giai đoạn thanh lọc bởi xuất hiện những câu chuyện “mua đất để không, lời tiền tỷ".

0104/24

Quy luật thay đổi tất yếu của thị trường bất động sản

Bất động sản sẽ luôn tồn tại ở 2 trạng thái: Sốt và đóng băng. Những kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng 2011 là bài học có thể áp dụng ngay trong chính giai đoạn vào năm 2022.

3003/24

Sổ đỏ là gì ? Chi phí làm sổ đỏ hết bao nhiêu?

Làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền 1m2 năm 2022? Ngày nay, tranh chấp đất đai là điều khá phổ biến, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai ngày nay là do chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất do lấn chiếm hoặc đất nhận tặng nhưng chưa có giấy tờ pháp lý.

2803/24

Phạm Nhật Vượng thay đổi chính sách đầu tư bất động sản của VMI JSC

Mới đây, công ty VMI JSC do tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập vừa thực hiện việc thay đổi chính sách bán hàng, chia nhỏ hơn các suất đầu tư, đồng thời tăng lên mức lãi suất cam kết.

2603/24

Thực hư việc xoá độc quyền sở hữu trong dữ liệu đất đai, môi trường

Khi Sở Tài nguyên và Môi trường tại TP. HCM thực hiện mở cổng dữ liệu đất đai, rất nhiều ứng dụng công nghệ được phát triển giúp quản lý, tra cứu thông tin thuận tiện hơn.

2403/24

Penthouse: Trải nghiệm không gian đẳng cấp, cuộc sống xa hoa

Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của Penthouse trong thời gian gần đây đối với nhà đầu tư, cá nhân. Nơi đây giúp bạn có trải nghiệm không gian đẳng cấp, cuộc sống xa hoa thượng lưu.

2203/24

Saigon One Tower thực hiện lắp mặt kính mới bên ngoài để đảm bảo an toàn

Giữa cuối tháng 8, công trình tòa nhà Saigon One Tower 42 tầng tại số 34 Tôn Đức Thắng, quận 1, đã tất bật thi công lắp mặt kính mới các tầng cao và trang trí bên ngoài của cao ốc.

2003/24

Những thiệt hại đối với thị trường bất động sản khi ngân hàng siết tín dụng

Một số ngân hàng hiện nay ngừng cấp tín dụng bất động sản khiến các nhóm đầu tư lao đao. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đây là điều cần thiết cho thị trường.

1803/24

Sau nhiều năm xây dựng, 1.600 căn hộ chung cư Tecco Tower Bình Tân vẫn chưa có sổ hồng. Nguyên nhân do đâu?

Ngày qua, các hộ dân tại khu chung cư Tecco Tower Bình Tân đã có những bức xúc khi sau 4 năm mua nhà vẫn chưa nhận được sổ hồng cho đến thời điểm hiện tại 04/2022.

1603/24

Kỳ vọng thay đổi diện mạo hai huyện Hóc Môn và Củ Chi qua các dự án sắp tới

Việc thay đổi diện mạo Hóc Môn, Củ Chi đã được khơi dậy trở lại nhờ việc ký kết giữa Tập đoàn Sovico và UBND huyện Củ Chi về dự án Sài Gòn Safari ngày 12/4 vừa qua.

1403/24

Toàn cảnh vụ việc Evergrande bị vỡ vợ và ảnh hưởng của nó đối với thế giới

Ngày 13/9, trên mạng internet Trung Quốc đã lan truyền hàng loạt các hình ảnh, video về vụ việc hàng trăm người đòi nợ vây quanh trụ sở Evergrande ở Nam Sơn và Thâm Quyến.

1203/24

Đề xuất thắt chặt và ngăn chặn việc phân lô bán nền tại nhiều tỉnh, thành phố

Hiện nay, trên thị trường bất động sản đang sục sôi cơn “sốt đất” tràn lan, gây nhiễu loạn đất đai, nhiều địa phương đã phải thắt chặt và ngăn chặn việc phân lô bán nền.