Những thiệt hại đối với thị trường bất động sản khi ngân hàng siết tín dụng
05/08/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Một số ngân hàng hiện nay ngừng cấp tín dụng bất động sản khiến các nhóm đầu tư lao đao. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đây là điều cần thiết cho thị trường.
Bước điều chỉnh này được thực hiện nhằm trả lại giá trị thực đối với lĩnh vực BĐS. Vậy ai là người bị ảnh hưởng từ việc này? Các thiệt hại nặng nề ra sao? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chuyên trang để biết rõ hơn nhé.
Ngân hàng siết tín dụng
Chị Cao Thị Huyền(Nghệ An) với kinh nghiệm nhiều năm làm môi giới BĐS, luôn tranh thủ lướt sóng khi thấy được các lô đất tiềm năng.
Nhiều nhà môi giới BĐS gặp khó khăn khi vay ngân hàng
Khi thấy 3 lô đất với giá hơn 1 tỷ, chị quyết định đầu tư 400 triệu nhằm hưởng mức giá chênh lệch. Nếu không thành công, chị tính vay ngân hàng số còn lại. Huyền theo hướng đầu tư ngắn hạn 2 hoặc 3 tháng sẽ chốt lời.
Nhưng không may, do nhiều biến động phức tạp trên thị trường, một số ngân hàng phải ngừng hoặc hạn chế cấp tín dụng cho BĐS. Vì vậy, quá trình duyệt hồ sơ vay cũng chặt chẽ hơn khiến chị gặp nhiều khó khăn.
Tương tự chị Huyền, anh Trần Trọng Vinh(Hà Tĩnh) cũng đang ngồi trên đống lửa vì đã lỡ ôm trong mình nhiều lô đất trong đợt sốt vừa qua. Anh cho biết khi đến ngân hàng làm hồ sơ, Vinh bị yêu cầu thêm nhiều thủ tục khác, đồng thời hỏi rất kỹ về mục đích sử dụng dòng vốn muốn vay.
Nhiều ngân hàng đã có lệnh tạm dừng hoặc hạn chế cho vay đối với BĐS
Theo đó, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng đã có lệnh tạm dừng hoặc hạn chế cho vay đối với BĐS. Cụ thể, Sacombank đã có công văn trên toàn hệ thống rằng sẽ không cấp tín dụng lĩnh vực này đến hết tháng 6 năm 2022.
Không chỉ Sacombank, trước đó, ngân hàng Techcombank cũng đã bắt đầu kiểm soát hạn mức giải ngân đối với các khoản vay mua BĐS.
Các nhóm đối tượng chịu thiệt hại từ việc siết tín dụng
Như vậy, việc ngân hàng siết tín dụng ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường. Và tùy vào đối tượng, mức thiệt hại cũng sẽ khác nhau.
Tùy vào đối tượng, mức thiệt hại cũng khác nhau
Đối tượng bị tổn thương nặng nề nhất chính là các doanh nghiệp vừa và lớn. Đây nơi vay nợ số lượng nhiều để mua các thửa đất lớn phụ vụ khai thác kinh doanh.
Quá trình này mất đến 2-3 năm để hoàn thành. Do đó, khi bị siết tín dụng, các doanh nghiệp này không thể vay tiếp, dẫn đến dự án bị đình trệ.
Nhóm thứ hai được cho là những nhà đầu tư cá nhân với xu hướng vay nhiều nhằm mua những miếng đất lớn và chờ bán lại cho công ty nước ngoài. Những mảnh đất này hầu hết được mua để đón đầu, đợi tăng giá rồi bán để trả nợ ngân hàng.
Siết tín dụng bất động sản
Ngoài ra, các nhà đầu tư lớn hay những ai đầu tư BĐS theo dạng lướt sóng cũng bị ảnh hưởng nặng nề như những ví dụ kể trên.
Cuối cùng, đối tượng chịu ít tác động nhất là những người mua căn hộ để ở hoặc cho thuê. Nhóm này chắc chắn sẽ được tiếp tục cho vay, vì có lý do chính đáng là đáp ứng được nhu cầu nhà ở. Hoặc nếu có có bị hạ hạn mức cho vay, những người này vẫn có thể xoay sở được ở nơi khác.
Trên đây là những thông tin về vấn đề ngân hàng siết tín dụng đối với thị trường BĐS. Đừng quên follow để không bỏ lỡ những bài viết khác của chuyên trang nhé.
Theo: cafeland.vn
4.9/5 (66 votes)