Quy định về ký giáp ranh làm Sổ đỏ lần đầu
18/12/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Ký giáp ranh làm Sổ đỏ trở thành bước quan trọng nhưng không bắt buộc trong thủ tục. Điều này nhằm xác định rõ ranh giới thửa đất liền kề, tránh tranh chấp,...
Nhiều người dân chưa nắm rõ các quy định quan trọng trong thủ tục cấp văn bản pháp lý trên. Mục đích của việc này để tăng tính minh bạch, hạn chế mâu thuẫn về sau. Trong trường hợp hàng xóm không ký giáp ranh Sổ đỏ người dân vẫn được cấp giấy tờ như thường.
Quy định về ký giáp ranh làm Sổ đỏ lần đầu
Ký giáp ranh làm Sổ đỏ là thủ tục quan trọng trong quá trình cấp giấy tờ pháp lý lần đầu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về tính bắt buộc hay các quy định liên quan.
Việc ký giáp ranh làm Sổ đỏ tuy không bắt buộc nhưng rất quan trọng
Theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, đây không phải thủ tục bắt buộc hay riêng biệt. Hồ sơ đề nghị đăng ký cấp văn bản trên sẽ bị từ chối trong các trường hợp sau:
- Có giấy tờ yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Sổ đỏ.
- Nhận được văn bản thông báo kê biên tài sản để cho mục đích thi hành án.
- Có văn bản tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai.
Việc từ chối cấp Sổ đỏ chỉ xảy ra trong một số trường hợp cụ thể như trên. Điều này không bao gồm trường hợp hàng xóm không ký giáp ranh. Do đó, người sử dụng đất vẫn được cấp giấy tờ pháp lý bình thường.
Phương thức xác định ranh giới thửa đất giáp ranh
Quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT đã nêu rõ ràng. Việc xác định ranh giới thửa đất liền kê được thực hiện cụ thể như sau:
Thủ tục ký giáp ranh khi làm Sổ đỏ nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất
- Người nộp hồ sơ cung cấp bản sao các giấy tờ liên quan đến tài sản. Những văn bản này không cần công chứng, chứng thực.
- Cán bộ đo đạc phối hợp với người dẫn đường, người sử dụng, quản lý đất liên quan. Họ xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa.
- Những người này đánh dấu tài sản bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông hoặc cọc gỗ.
- Cán bộ đo đạc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới làm căn cứ cho việc đo đạc. Cột mốc này được xác định theo hiện trạng sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo một số giấy tờ. Cụ thể như kết quả cấp Sổ đỏ, bản án của Tòa án có hiệu lực thi hành,...
Trường hợp có tranh chấp, đơn vị đo đạc báo cáo bằng văn bản cho UBND cấp xã, phường, thị trấn. Cơ quan có thẩm quyền nơi có đất sẽ hỗ trợ giải quyết.
Hàng xóm không chịu ký giáp ranh làm Sổ đỏ sẽ xử lý ra sao?
Hiện nay, một số địa phương đã ban hành văn bản hướng dẫn về việc cấp Sổ đỏ lần đầu. Trong đó, quy định rõ ràng rằng việc ký giáp ranh không còn là thủ tục bắt buộc. Nếu hàng xóm không chịu hợp tác, người sử dụng đất có thể chuyển bản mô tả mốc giới đã lập cho UBND xã.
Mục đích nhằm để xác nhận vắng mặt. Trong trường hợp có tranh chấp, người dân cần thực hiện quy trình giải quyết theo pháp luật.
Lưu ý rằng, mọi người hãy lưu giữ đầy đủ hồ sơ để đảm bảo quyền lợi của bản thân. Trong đó, bà con cần cất giữ bản ký giáp ranh(nếu có) cẩn thận.
Kết luận
Tóm lại, việc này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ranh giới thửa đất. Lợi ích mang lại nhằm tránh những tranh chấp về sau có thể xảy ra. Thủ tục trên là trách nhiệm của mỗi cá nhân, hộ gia đình nên thực hiện.
Tin rằng qua bài viết của chuyên trang độc giả có thêm thông tin hữu ích về quy định về ký giáp ranh làm Sổ đỏ lần đầu.
4.9/5 (6 votes)