Sốt đất giảm đột ngột, cò đất bỏ cọc thoát lỗ ra sao?
14/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Giá cả có thể tăng theo tuần, thậm chí từng ngày trong cơn sốt đất và với tốc độ giao dịch rất nhanh. Cò đất thường coi đây là dịp kiếm lời chỉ “mười năm mới có một lần”. Vậy khi sốt đất giảm đột ngột, họ thường bỏ cọc thoát lỗ ra sao? Tham khảo những nội dung dưới đây để có được câu trả lời bạn nhé!
Trước sốt đất, nhiều NĐT săn đất nền dự án "đặt cọc" lướt sóng mang về lợi nhuận khủng
Những nơi sốt đất thường có diễn biến đặt cọc phức tạp vì số lần đặt cọc 1 nền đất có thể xuất hiện thêm bên thứ ba.
Trước sốt đất, nhiều NĐT săn đất nền dự án "đặt cọc" lướt sóng mang về lợi nhuận khủng
Cụ thể, bên B đặt cọc, mua đất của bên A, nhưng bên B tiếp tục bán cho bên C ngay sau đó bằng hình thức ký hợp đồng nhận cọc vì giá đất tăng, có thể chốt lời nhanh. Dân môi giới gọi đây là hình thức lướt cọc nhanh để kiếm lời.
Thời gian vừa qua, nhiều nhà đầu tư săn đất nền dự án “đặt cọc” lướt sóng để mang về lợi nhuận khủng chỉ trong thời gian ngắn. Thậm chí, có những NĐT kiếm ngay tiền tỷ chỉ trong vài tháng lướt cọc.
Ở thời điểm này, đất dự án hiếm, giá còn rẻ, chỉ khoảng từ 12 triệu đồng/m2. Người có mối quan hệ với chủ đầu tư, với một dự án ngay giữa trung tâm thị trấn Cái Rồng chỉ cần đặt cọc khoảng 50 triệu/lô để giữ chỗ.
Sau đó, nếu có khách hàng quan tâm, họ sẽ sang tên với số tiền chênh từ 50 – 100 triệu đồng/lô. Thậm chí, có lô đẹp sẽ sang tên với số tiền chênh tới 200 triệu/lô. Nếu lướt 3 lô, cò đất có thể lãi gần nửa tỷ.
Những lý do cò đất bịa ra để phá cọc khi môi giới bị mắc kẹt
Thực tế, những cơn sốt đất nền xảy ra ở khắp nơi trên cả nước trong vào năm trở lại đây đã giúp môi giới sau 1 đêm trong tay đã nắm hàng trăm triệu, thậm chí nửa tỷ nhờ mạo hiểm lướt cọc. Cò đất thường xem đây là dịp để kiếm lời “mười năm mới có một lần”.
Những lý do cò đất bịa ra để phá cọc có thể là: việc bị hàng xóm tranh chấp, lấn chiếm hoặc tìm một lỗi trong hợp đồng để nói rằng biên bản đó vô hiệu,...
Tuy nhiên, vẫn có không ít môi giới bị mắc kẹt và đây chính là lúc họ mang ra đủ chiêu bẻ cọc để làm quân bài thoát thân.
Những lý do cò đất bịa ra để phá cọc có thể là: việc bị hàng xóm tranh chấp, lấn chiếm hoặc tìm một lỗi trong hợp đồng để nói rằng biên bản đó vô hiệu,... Tất cả là để gây hoang mang cho người mua, buộc họ phải chấp nhận rút cọc về nhằm bán cho người khác với giá cao hơn.
Ví dụ như trường hợp của chị Hoa(Ba Vì) cho biết, chị có lô đất vườn rộng 800m2 chốt bán cho anh T giá 1,5 tỷ đồng, cọc trước 100 triệu, sau 10 ngày vào hợp đồng công chứng.
Tuy nhiên, đến ngày thứ 8, chị bỗng thấy xung quanh lô đất của mình có dán đầy tờ rơi ghi rằng đây là đất tranh chấp, không mua bán. Sau đó, vị khách mua đất bỗng xuất hiện, đòi trả cọc và tố chị tội lừa đảo vì bán đất có tranh chấp. Cuối cùng, chị Hoa phải trả lại cọc cho khách để tránh lãng phí thời gian.
Thời gian sau, chị Hoa mới phát hiện ra vị khách mua đất là người của 1 môi giới nhà đất chuyên nghiệp, người này định lướt cọc ngay trên mảnh đất của chị nhưng khi không tìm được khách lại làm trò để bẻ cọc và rút tiền về.
Không phải lúc nào mọi lần bẻ cọc cũng có thể thuận lợi. Có những trường hợp môi giới phải lướt đến 3 – 4 lần cọc, họ chấp nhận mạo hiểm để lướt cọc, thậm chí xác định mất cọc. Nhưng chỉ cần tìm được khách cho một lô liền chênh giá tiền có thể gấp đến 4 lần tiền cọc ban đầu.
Trên đây là những thông tin chia sẻ vấn đề sốt đất giảm đột ngột, cò đất bỏ cọc thoát lỗ ra sao? Đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên trang chúng tôi để có thể thưởng thức nhiều bài viết hữu ích khác bạn nhé!
Theo Cafef.vn
4.9/5 (101 votes)