Hà Nội và TP.HCM quyết định siết chặt thu thuế các căn hộ chung cư
14/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Siết chặt thu thuế cho thuê căn hộ là một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân trong thời gian gần đây. Đặc biệt là tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM có hoạt động cho thuê nhà nhiều nhất cả nước.
Để tìm hiểu rõ vấn đề này hơn, hãy cùng hệ thống tham khảo những chia sẻ dưới đây bạn nhé!
TP.HCM và Hà Nội thực hiện siết thuế cho thuê căn hộ chung cư
Tại TP.HCM, các đối tượng thuộc diện thí điểm gồm: cá nhân, tập thể cho thuê nhà, cho thuê căn hộ, cho thuê mặt bằng tại chung cư, cá nhân tổ chức trực tiếp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong khu vực chung cư.
TP.HCM và Hà Nội thực hiện siết thuế cho thuê căn hộ chung cư
Cơ quan thuế sẽ làm việc với BQT chung cư để thu thập danh sách các hộ cho thuê, trực tiếp kinh doanh. Kế hoạch thí điểm này được thực hiện tương tự với đề xuất trước đó của Cục thuế TP.HCM.
Còn tại Hà Nội, Cục thuế đã chỉ đạo chi cục quận, huyện tăng cường rà soát, quản lý với các hộ, cá nhân cho thuê nhà, căn hộ chung cư.
Cơ quan thuế sẽ phối hợp với chính quyền địa phương quản lý lưu trú để kịp thời phát hiện, xử lý không đăng ký kê khai, nộp thuế đối với việc cho thuê nhà, cơ sở lưu trú của chủ hộ kinh doanh.
Người cho thuê căn hộ nếu doanh thu 100 triệu đồng/năm trở lên phải đóng thuế
Theo luật hiện hành quy định, người cho thuê căn hộ nếu doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên cần phải đóng 2 loại thuế là: 5% thuế giá trị gia tăng và 5% thuế thu nhập cá nhân.
Tức là người cho thuê nhà có doanh thu khoảng từ 8,3 triệu đồng/tháng trở lên là phải đóng thuế. Có thu nhập phát sinh phải thực hiện nghĩa vụ thuế, đó là thực tế hiển nhiên.
Tuy nhiên, việc siết chặt quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này vào thời điểm hiện tại đang đặt ra hàng loạt vấn đề như: liệu có làm tăng áp lực về bài toán tài chính khi người cho thuê vẫn phải trả lãi ngân hàng hàng tháng, giảm giá cho thuê trong mùa dịch,...
Đại dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh
Có căn hộ cả nửa năm không tìm được khách cho thuê, đó là chưa kể trước đó có thời điểm phải giảm 50% tiền thuê nhà để chia sẻ khó khăn với khách.
Đại dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh
Theo nhiều người cho thuê, mức thu thuế 100 triệu đồng/năm là thấp, cần nâng lên mức cao hơn, có kèm thêm bù trừ chi phí phát sinh như:phí bảo trì, bảo dưỡng, phí khấu hao tài sản cố định,...
Nếu thuế cao, đồng nghĩa với việc giá cho thuê cũng sẽ phải đẩy lên cao. Như thế, khó khăn sẽ càng chồng thêm khó khăn. Người cho thuê mong có mức thuế hợp lý để hài hòa giữa người chủ căn hộ cho thuê với người đi thuê thuận lợi trong việc thuê nhà ở.
Còn về phía người thuê nhà cũng mong tiền thuế được điều chỉnh giảm để có thể kéo giảm giá thuê. Vì lâu nay, tiền thuế vẫn được tính vào giá thuê nhà. Cuối cùng, người đi thuê lại phải chịu mức thuế này.
Thu thuế căn hộ cho thuê như thế nào mới hợp lý?
Cơ quan thuế nên xem xét lại cách tính thuế đối với từng đối tượng loại hình, phân hạng căn hộ và có lộ trình thu thuế phù hợp.
Cơ quan thuế nên xem xét lại cách tính thuế đối với từng đối tượng loại hình, phân hạng căn hộ và có lộ trình thu thuế phù hợp
Về ngắn hạn, hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng ngành thuế nên thu thập dữ liệu về mặt bằng giá từng khu vực. Hướng dẫn kê khai hơn là tiền siết chặt thu thuế do lo ngại tác động tới nguồn cung căn hộ cho thuê.
Giới chuyên gia cho biết, việc tính thuế cho thuê căn hộ cũng phải khấu trừ khi người cho thuê chứng thực chi phí đầu tư mua nhà, bảo dưỡng căn hộ.
Sửa đổi chính sách thuế theo hướng nâng mức giảm trừ gia cảnh, xem xét lại biểu thuế giữa các dịch vụ cho phù hợp. Điều này không những tạo chính sách thuế công bằng còn giúp ngành thuế có nguồn thu lâu dài.
Trên đây là những thông tin cho biết Hà Nội và TP.HCM quyết định siết chặt thu thuế các căn hộ chung cư. Đừng quên theo dõi chuyên trang chúng tôi để có thể cập nhật nhiều bài viết có nội dung hữu ích khác bạn nhé!
Theo VTV24
4.9/5 (88 votes)