Giải đáp hiện tượng sốt đất nền khắp nơi từ Bắc chí Nam
04/04/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Trong tình hình thị trường BĐS hiện nay, đặc biệt là hiện tượng sốt đất nền khắp cả nước, chuyên trang đã có cuộc trao đổi với Giám đốc khối kinh doanh và đầu tư CNT Group – ông Mai Đức Toàn để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Cùng thời điểm sốt đất lan rộng khắp cả nước là điều bình thường
Trong cùng một thời điểm, sốt đất lan rộng ra khắp cả nước được coi là điều bình thường. Sau đây, chuyên trang sẽ cùng ông Mai Đức Toàn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, cùng theo dõi bạn nhé:
Thị trường BĐS hiện nay đang chứng kiến sốt đất nền khắp từ Bắc chí Nam, đặc biệt người ta ví "toàn xã hội đang xoay quanh trong cơn sốt nhất", ông Mai Đức Toàn có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Mặc dù tình trạng sốt đất thường xuyên xảy ra, nhưng ở các địa phương là chủ yếu. Vào năm 2000 và 2007, nước ta đã chứng kiến 2 lần sốt đất trên diện rộng là Tp.HCM và Hà Nội.
Thế nhưng, so với sốt đất lần trước, lần này mang tính vĩ mô hơn. Bởi, đây là lần đầu tiên trong lịch sử sốt đất lan rộng ra cả ba miền Bắc – Trung – Nam với con số lên tới hàng chục tỉnh thành.
Tại các địa phương có cơn sốt đất, trong vài tuần giá đẩy lên 50% - 100%, thậm chí có thể lên đến hàng chục lần. Nhưng thường thì chu kỳ sốt đất cục bộ diễn ra trong vòng vài tuần hoặc vài tháng.
Giám đốc khối kinh doanh và đầu tư CNT Group – ông Mai Đức Toàn
Nguyên nhân nào dẫn tới cơn sốt như thế? Liệu đây có được coi là thời điểm BĐS vực dậy sau khoảng thời gian im lặng bởi Covid-19?
Có 3 nguyên nhân dẫn tới sơn sốt này:
Nguyên nhân 1: Do tác động bởi thông tin quy hoạch
Tại miền Nam, đợt sốt đất rầm rộ nhất là xung quanh địa điểm có thông tin quy hoạch sân bay Hớn Quản, Bình Phước. Mặc dù TP.HCM chưa sốt mạnh thế nhưng thông tin chuyển đổi 5 huyện ngoại thành tại đây lên quận đã làm tác động tới giá nhà đất của các địa phương.
Tại miền Trung, tình trạng sốt đất diễn ra tại khu vực Thiện Nghiệp, Phan Thiết khi nghe tin sân bay sắp khởi công. Tại xã Gio Quang, huyện Gio Linh, Quảng Trị dự kiến triển khai sân bay cho nên tình trạng mua bán đất diễn ra rầm rộ.
Khi hay tin Sun Group sẽ khởi công dự án nghỉ dưỡng, giải trí và vui chơi tại Như Thanh, Thanh Hóa, giá đất đã tăng theo cấp số nhân.
Tại miền Bắc, khi hay tin quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, so với một vài tuần trước giá đất huyện Đông Anh, Hà Nội tăng gấp đôi. Không riêng gì Tp.Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng, Bắc Giang… cũng xảy ra hiện tượng sốt đất.
Nguyên nhân 2: Do giới đầu cơ hoạt động mạnh mẽ
Giá đất tăng thất thường bởi giới đầu cơ hoạt động mạnh mẽ và nắm bắt các thông tin về quy hoạch trước. Từ đó, họ dùng tài chính để lập hội gom đất hoặc đi thua mua quỹ đất. Sau đó, giới đầu cơ sẽ dùng cò đất, hệ thống sales để thúc đẩy quá trình giao dịch mua bán.
Nguyên nhân 3: Do tâm lý của khách hàng, đầu tư theo đám đông
Ông Mai Đức Toàn nghĩ rằng, việc đón đầu quy hoạch trong thời điểm tiềm năng này không hề sai. Vì khi có dự án, BĐS tại khu vực có rất nhiều lợi thế phát triển.
Thế nhưng, trước khi giao dịch các nhà đầu tư cần thông minh và tỉnh táo để tránh chiêu trò thổi giá của cò đất, môi giới và những nhà đầu tư theo hiệu ứng đám mây.
Tâm lý của khách hàng đầu tư theo đám đông đã dẫn tới hiện tượng sốt đất nền
Ông quan điểm như thế nào về nhận định: Hiện nay đất nền đang sốt ảo, thậm chí hình thành bong bóng?
Theo ông Toàn, thị trường sẽ bền vững nếu trong một năm mức tăng khoảng 10%, hoặc nhỉnh hơn một chút. Còn trong vòng 1 năm, nếu giá đất lên tới 50% hãy cẩn thận, lên đến 70 – 100%/năm sẽ xuất hiện rủi ro cao. Từ 100%/năm có lẽ sẽ hình thành bong bóng.
Ông nghĩ như thế nào về hệ lụy của các cơn sốt đất?
Trên thực tế, đã có rất nhiều bài học về hệ lụy của những cơn sốt đất cục bộ ở vỹ mô(xã hội, nền kinh tế) cũng như vi mô(là nhà đầu tư, cá nhân chủ đất) tại khu vực.
Hệ lụy của các cơn sốt đất ở sẽ làm cho giá đất tăng ảo khu vực đó vì vậy người dân không thể yên tâm sản xuất và canh tác. Đặc biệt, những người có nhu cầu thực không có đủ tiền mua nhà, bởi giá đất quá cao.
Đồng thời, nhà đầu tư không thoát kịp sẽ bị mắc cạn, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính chắc chắn họ sẽ phải trả nợ hàng tháng. Nếu không đủ kinh tế trả khoản vay sẽ biến thành nợ xấu và ngân hàng rất khó có thể thu hồi nhanh số tiền này.
Vùng an toàn của các nhà đầu tư nằm ở vị trí nào trong tình trạng cơn sốt đất hiện nay?
Để giải đáp thắc mắc, vùng an toàn của nhà đầu tư nằm ở vị trí nào trong tình trạng cơn sốt đất hiện nay hãy dành thời gian tìm hiểu phần dưới đây bạn nhé:
Thưa ông, nhà đầu tư cần lưu ý gì khi tham gia thị trường BĐS trong tình hình cơn sốt đất này?
Khi tham gia BĐS trong tình hình cơn sốt đất này, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trong tình hình cơn sốt đất chỉ nên dành 30% để bỏ vào: Nếu thu mua đất khi thị trường nóng sốt, bạn hãy dùng 30% để đầu tư và 70% giữ lại hoặc tìm cơ hội khác.
- Tránh trường hợp mua đất theo tâm lý đám đông: Thị trường nhà đất luôn tồn tại 3 trạng thái đó chính là đi xuống, đi ngang và đi lên. Những nhà đầu tư mua đất theo hiệu ứng đám mây chỉ nghĩ tới tăng giá chứ không hề nghĩ lao dốc hoặc hệ lụy giá đi ngang.
- Trong trường hợp sử dụng đòn bẩy tài chính, tuyệt đối không nên vay quá 50%: Người mua nên nghĩ tới sức chịu đựng trả lãi được bao lâu cũng như bài toán lãi suất thả nổi để biết trước áp lực.
- Không nên tham lợi nhuận: Nhiều nhà đầu tư ham lợi nhuận cao nên đã không bán và giữ đất, khi có độ chênh lệch lớn cũng như trở thành nhà đầu tư cuối cùng khi thị trường bắt đầu lao dốc.
Trước tình hình cơn sốt BĐS bất thường, BĐS phân khúc, khu vực nào là vùng an toàn cho NĐT, thưa ông?
Nếu nhà đầu tư lựa chọn đúng khu vực và thời điểm, BĐS Việt Nam vẫn được coi là kênh đầu tư an toàn trong dài hạn. Thậm chí, Việt Nam được thế giới đánh giá là môi trường đầu tư uy tin, tốt.
Các khu vực hạ tầng giao thông phát triển và thông tin quy hoạch tốt là điểm đến đầy tiềm năng. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên cẩn trọng trong việc tính toán tỷ lệ tăng giá sao cho phù hợp.
Nếu nhà đầu tư lựa chọn đúng khu vực và thời điểm, BĐS Việt Nam vẫn được coi là kênh đầu tư an toàn trong dài hạn
Ngoài ra, người mua có thể lựa chọn các địa điểm có giá đất mềm, kết nối giao thông thuận lợi, sở hữu nhiều điều kiện để phát triển lĩnh vực như du lịch, công nghiệp…. Đầu tư vào các vùng ven thành phố lớn cũng được coi là chiến lược tốt.
Ông dự báo gì về xu hướng thị trường BĐS nghỉ dưỡng trong thời gian tới?
Năm 2021, thị trường BĐS còn phụ thuộc nhiều vào dịch Covid-19 cũng như tiến độ sản xuất vắc – xin Covid. Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, chắc chắn thị trường BĐS Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng.
Với BĐS công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường, nếu dịch bệnh được kiểm soát BĐS nghỉ dưỡng là lĩnh vực cần phục hồi. Mặt khác, có lẽ tới cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, thị trường BĐS mới có chuyển biến tích cực.
Theo M.cafef.vn
4.9/5 (102 votes)