Bật mí cách kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất trước khi mua
05/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Để hạn chế rủi ro người nhận chuyển nhượng cần kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất như tranh chấp, quy hoạch và tính hợp pháp của giấy chứng nhận. Bài viết hôm nay hệ thống sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy bớt chút thời gian tìm hiểu bạn nhé!
3 cách kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất
Đề nghị bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận, kiểm tra thời hạn sử dụng đất, kiểm tra đất có thuộc đất thế chấp, quy hoạch, tranh chấp không là 3 cách kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất. Cùng tìm hiểu phần dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé:
Đề nghị bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận
Theo điểm a khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014: Người sử đất, chủ sở hữu nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở khi có giấy chứng nhận(trừ 2 trường hợp).
Người mua có quyền yêu cầu xem bản chính Giấy chứng nhận. Nếu người bán không xuất trình được có thể nhà đất chưa có giấy chứng nhận hoặc đang thế chấp, cầm cố…. Trong trường hợp được xem giấy chứng nhận, người mua có thể tự kiểm tra thông tin.
Cách kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất bằng cách đề nghị bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận
Kiểm tra thời hạn sử dụng đất
Theo khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT: Thời hạn sử dụng đất trong giấy chứng nhận như sau:
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê: Ghi theo quyết định giao và cho thuê đất.
- Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất: Ghi thời hạn sử dụng được công nhận.
- Sử dụng đất có thời hạn: Ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/…(ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.
- Thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài: Ghi lâu dài.
- Thửa đất có ao, vườn mà có một phần là đất ở: Ghi thời hạn theo từng mục đích sử dụng đất.
Kiểm tra đất có thuộc đất thế chấp, quy hoạch, tranh chấp không?
Cách kiểm tra đất có thuộc đất thế chấp, quy hoạch hay tranh chấp:
- Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã.
- Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện để xem quy hoạch.
- Hỏi địa chính xã hoặc người dân địa phương.
- Xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai(chắc chắn nhất).
Những hình thức khai thác thông tin đất đai
Theo điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNTM: Hình thức khai thác thông tin nhà đất:
- Qua mạng Internet, tin nhắn, cổng thông tin đất đai.
- Qua văn bản hoặc phiếu yêu cầu(hợp đồng).
Theo điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNTM có 2 hình thức khai thác thông tin nhà đất
Nên kiểm tra đất thông qua phiếu yêu cầu
Cách kiểm tra đất thông qua phiếu yêu cầu:
- Bước 1: Điền thông tin và nộp phiếu yêu cầu: Tải phiếu yêu cầu số 01/PYC và điền thông tin. Nộp tại văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc bộ phận một cửa.
- Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết: Khi phiếu yêu cầu hợp lệ văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau: cung cấp thông tin, thông báo nghĩa vụ tài chính và nếu từ chối phải trả lời bằng văn bản.
- Bước 3: Trả kết quả: Căn cứ điểm a, khoản 4 Điều 6 Thông tư 34/2014/TT-BTNTM: Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày. Nếu nhận sau 15 giờ phải cung cấp dữ liệu vào ngày làm việc tiếp theo.
Trên đây là cách kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất trước khi mua. Đừng quên theo dõi chuyên trang ngay hôm nay để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác bạn nhé!
Theo LuatVietnam
4.9/5 (86 votes)