Tổng hợp về các loại sổ đỏ, sổ hồng, sổ xanh, sổ trắng và cách phân biệt
17/05/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Hiện nay, nhắc đến giấy tờ nhà đất có lẽ tồn tại rất nhiều loại sổ(giấy chứng nhận) khác nhau. Tuy nhiên, không ít người đã nhầm lẫn các loại sổ này với nhau.
Việc hiểu rõ định nghĩa, đặc điểm của từng loại sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc mua bán. Đừng bỏ lỡ bài viết này, chuyên trang sẽ giúp bạn phân biệt chúng nhé!
Sổ đỏ
Sổ đỏ có bìa màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, ở giữa có hình Quốc huy màu vàng và phía dưới có dòng chữ màu đen ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Thông thường, sổ này phần lớn do UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp.
Sổ đỏ thường được gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ theo Thông tư 346/1998/TT-TCĐC năm 1998 của Tổng cục Địa chính, đất gồm các loại sau: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất ở thuộc khu vực nông thôn, đất ở thuộc khu vực đô thị và đất chuyên dùng các loại.
Khi cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thường sẽ cấp cho các hộ gia đình và cá nhân. Trong đó, sẽ ghi thông tin về thửa đất, tờ bản đồ, diện tích đất, hình thức sử dụng và nguồn gốc đất cụ thể.
Sổ hồng nhạt(sổ cũ)
Sổ hồng nhạt có tên gọi là Giấy chứng quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở. Sổ này có bìa màu hồng nhạt.
Đây là một loại giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu tài sản, thường các nhà dạng này là nhà do Cơ quan Nhà nước giao, phân cho cán bộ nhân viên của mình. Thường sẽ là nhà tập thể cũ hay nhà cấp 4 cũ do các đơn vị xây lên để cán bộ và nhân viên ở.
Sổ đỏ loại này thực hiện trong các trường hợp hợp thuê nhà của Nhà nước. Thanh lý, hóa giá nhà của nhà nước được cấp theo theo Nghị định 61/CP năm 1994 của Chính phủ.
Thông thường, thủ tục thanh lý hóa giá nhà được thực hiện bởi các công ty, xí nghiệp quản lý nhà ở từng địa phương
Khi Luật Nhà ở ra đời năm 2005, sổ hồng nhạt được cấp theo diện này tuân thủ luật Nhà ở và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP. Đặc điểm cơ bản là mã số có khoảng 10 chữ số, ngay trang đầu chia thành 2 bảng, thứ tự từ trái sang phải là Quyền sở hữu nhà ở, sau đó Quyền sử dụng đất ở.
Sổ hồng thường được UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký cấp sổ hồng. Tuy nhiên, về sau ủy quyền cho UBND cấp huyện cấp nên trong phần ghi thông tin cũng có thêm sự thay đổi.
Sổ hồng(sổ đỏ hiện nay)
Về màu sắc, sổ có màu hồng đậm, in hoa văn trống đồng trong toàn bộ trang thứ nhất. Có hình quốc huy màu vàng. Trên trang đầu tiên có mã số thường ghi ở giữa hoặc ở góc phải, phía dưới ghi người sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất(tên người sử dụng).
Sổ hồng mẫu mới có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Để thống nhất các mẫu sổ đỏ, năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai và thống nhất mẫu sổ chung từ năm 2008 cho đến nay. Sau đó, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng đã ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT để thống nhất.
Các thông tin được ưu tiên ghi nhận bên trang 2 theo từng mục, chứng nhận về: Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
Sổ xanh
Đây là một trong những loại sổ tồn tại khá lâu đời trong quá trình sử dụng đất của người dân. Sổ này có bìa màu xanh, trên cùng in hình quốc huy. Và thường để ghi nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, nông nghiệp hay sổ hợp tác xã.
Mẫu sổ xanh này hiện còn tồn tại rất ít
Thực chất, các sổ này đều có từ những năm 1990 trở về trước, theo Luật Đất đai năm 1987 và hệ thống các văn bản đất đai như chỉ thị 299 hay chương trình cải cách ruộng đất,...
Trên đây là toàn bộ thông tin về tổng hợp về các loại sổ và cách phân biệt. Hy vọng bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích thông qua bài viết này.
Theo: luatdoanhgia.com
4.9/5 (78 votes)