Thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng
09/09/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Bạn sẽ gặp rủi ro gì khi mua bán đất đai đang thế chấp tại ngân hàng? Thực hiện thủ tục giải chấp ra sao? Làm thế nào để các bên có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp?
Các vấn đề này sẽ được tư vấn thông qua những chia sẻ ngay sau đây, mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu.
Mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng có thủ tục thế nào?
Các bước để thực hiện thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng cụ thể như sau:
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng đặt cọc không cần công chứng, chỉ cần lập thành văn bản
- Bước 1: Ký cam kết giữa 3 bên(ngân hàng, bên bán và bạn) nội dung về việc thanh toán tiền mua nhà giữa bạn và bên bán, thanh toán khoản nợ tiền vay của bên bán và ngân hàng. Cam kết phải có chữ ký của cả 3 bên và được công chứng, chứng thực.
Theo đó, bạn sẽ phải thanh toán cho ngân hàng một khoản bằng tiền dùng để mua nhà đất vào tài khoản ngân hàng. Ngân hàng sẽ thanh toán cá gốc, lãi của khoản vay và tiến hành giải chấp nhà đất, đưa sổ và số tiền thừa(nếu có) cho bên bán.
- Bước 2: Bên mua và bạn sẽ cùng nhau ra văn phòng công chứng để tạo hợp đồng mua bán nhà đất.
- Bước 3: Nộp thuế TNCN và các khoản thuế trước bạ tại chi cục thuế nơi có nhà đất.
- Bước 4: Đến Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện thủ tục sang tên.
Mua bán nhà đất đang bị thế chấp có hợp pháp không?
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng đặt cọc không cần công chứng, chỉ cần lập thành văn bản. Hơn nữa, hợp đồng của bạn sẽ có giá trị pháp lý nếu có người thứ 3 làm chứng.
Nếu đã đặt cọc một số tiền từ trước, bạn sẽ có quyền yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau đó thanh toán nốt số tiền còn lại.
Khi đó, bên bán sẽ thực hiện nghĩa vụ trên trong một khoảng thời gian nhất định 2 bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên, nghĩa vụ của họ chỉ được coi là nghĩa vụ có điều kiện vì đất của bên bán đã thế chấp ngân hàng tại thời điểm ký hợp đồng đặt cọc.
Có mua bán được đất khi Sổ đỏ đã dùng để thế chấp ngân hàng không?
Nếu miếng đất được thế chấp tại ngân hàng và bạn không có khả năng chi trả, cũng không đồng ý để ngân hàng phát mãi tài sản nên ngân hàng gửi đơn đến Tòa án yêu cầu xem xét, giải quyết.
Phần di sản của người chồng phải được chia cho hàng thừa kế thứ nhất
Trong trường hợp này, mảnh đất của bạn đang không đủ điều kiện để có thể chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Tài sản chung nhưng chồng chết, vợ có được quyền mua bán thế chấp không?
Dựa trên quy định của pháp luật, phần di sản của người chồng phải được chia cho hàng thừa kế thứ nhất, họ sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, có quyền định đoạt như nhau.
Vì vậy, bạn không thể tự mình định đoạt khối di sản nhà đất do người chồng để lại, cần phải có sự đồng ý của tất tất cả người ở hàng thừa kế thứ nhất với bạn.
Theo Luatminhkhue.vn
4.8/5 (95 votes)