Luật Đất đai: Cần ngăn ngừa tình trạng biến đất thành tài sản thương mại
08/01/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Dự án Luật đất đai sửa đổi đã nói rõ hơn về khái niệm: “Toàn dân sở hữu về đất đai có sự quản lý của nhà nước là đại diện”. Nếu không quy định rõ về vấn đề này, nhiều người sẽ biến đất thành tài sản thương mại. Bài viết dưới đây sẽ nói về vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi.
Cần ngăn ngừa tình trạng biến đất đai thành tài sản thương mại
Trong dự án luật đất đai phải đề cập đến vấn đề ngăn ngừa biến đất đai thành tài sản thương mại theo lời của đại biểu Nguyễn Chu Hồi và Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hải Phòng. Quốc hội cần phải chế tài được hệ số sử dụng đất khi đã được giao cho các cơ quan, đơn vị.
Dự án luật đất đai phải đề cập đến vấn đề ngăn ngừa biến đất đai thành tài sản thương mại
Nếu như địa phương đã giao cho đơn vị nào đó quỹ đất nhưng trong thời gian nhất định, họ không triển khai được các nhiệm vụ thì cần phải xử lý. Điều này là hạn chế được các vùng đất “treo”, dự án “treo”.
Việc sử dụng đất của đơn vị không hiệu quả và có thể dẫn đến lợi ích nhóm khi thương mại đất một cách không lành mạnh. Trong Luật đất đai cũng đã đề cập rõ hơn về khái niệm: “Toàn dân sở hữu về đất đai dưới sự quản lý của Nhà nước là đại diện”.
Hệ lụy khi tồn tại cơ chế 2 tại giá đất
Dự án trong Luật đất đai được coi là một trong 07 dự án luật vừa được quốc hội xem xét, dự án nhận được sự quan tâm của các đại biểu, nhân dân trên cả nước.
Thị trường đất đai của Việt Nam tồn tại cơ chế 2 giá đất
Hiện nay, thị trường đất đai vẫn tồn tại cơ chế 2 giá đất. Đó là giá đất theo khung nhà nước ban hành, là cơ sở để đóng tiền đóng thuế hay tính giá đất đền bù giải tỏa dự án. Giá đất trên thị trường thường cao hơn gấp nhiều lần so với khung giá nhà nước quy định.
Sự chênh lệch giữa hai loại giá này đã gây ra nhiều hệ lụy khác nhau như tham nhũng, tiêu cực,… Theo nghị quyết 18- NQ/TW đã đề cập về khung giá đất trong dự án đất đai.
Có ý kiến cho rằng, việc tính giá đất do một cơ quan độc lập có trách nhiệm thực hiện hoặc do địa phương thực hiện dựa trên thăm dò ý kiến người thân .
Nếu không có cơ quan xác định giá đất một cách minh bạch sẽ diễn ra cuộc chạy đua giữa các nhóm lợi ích
Các vấn đề định giá đất sát với thị trường được đại biểu Nguyễn Chu Hồi cho biết rằng: Để cập việc bỏ khung giá đất ở trong dự án Luật đất đai theo nghị quyết 18- NQ/TW, phải đảm bảo sát giá với thị trường, bảo vệ lợi ích của người dân về đất đai.
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi cho biết rằng: Đề cập việc bỏ khung giá đất ở trong dự án Luật đất đai theo nghị quyết 18- NQ/TW
Nếu không có cơ quan xác định giá đất một cách minh bạch thì sẽ diễn ra cuộc chạy đua giữa các nhóm lợi ích và gây tốn kém tài chính.
Khi giá đất tính theo thị trường do một nhóm lợi ích nào quyết định cũng có thể dẫn đến việc tham gia đầu tư vào thị trường đất đai không còn hấp dẫn với các nhà bất động sản. Giá đất có thể cao lúc nhà đầu tư mua nhưng chưa chắc đã bán được do công dựng xây dựng trên một khu đất.
Phân cấp định giá đất
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi đã nêu ra quan điểm: Giá đất ở đầu phố, đầu ngõ và cuối phố, cuối ngõ ở địa phương đều có sự khác nhau.
Với đề xuất phân cấp định giá đất nên giao cho Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định là một phương án tốt. Đây là cơ quan bám sát, hiểu rõ về lợi ích, đề xuất của người dân. Vì vậy mà sự quản lý nhà nước phải thống nhất.
Như vậy, bài viết trên đã làm sáng tỏ về vấn đề ngăn ngừa tình trạng biến đất thành tài sản thương mại. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích đối với bạn và là thông tin giúp bạn vận dụng vào công việc, cuộc sống.
Theo homeup.vn
4.9/5 (44 votes)