Hướng dẫn nhập hộ khẩu vào nhà người thân
08/04/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Kể từ 1/7/2021, việc nhập hộ khẩu vào nhà người thân có nhiều thay đổi, quy định mới về đối tượng được phép. Theo pháp luật hiện hành, thủ tục thực hiện cũng đơn giản hóa hơn.
Nếu bạn đang băn khoăn về các quy định nhập khẩu vào nhà người thân, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây. Tin rằng nội dung này sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích nhất.
Những đối tượng được phép nhập hộ khẩu vào người thân
Căn cứ vào Luật Cư trú 2020, trường hợp sau đây được phép nhập khẩu vào nhà người thân nếu được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý:
Chỉ những trường hợp được pháp luật cho phép mới nhập khẩu vào người thân
- Vợ ở với chồng, con về sống với cha, mẹ và ngược lại.
- Người lớn tuổi về ở với anh, chị, em, cháu ruột.
- Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, mất khả năng lao động, bệnh tâm thần hoặc các bệnh tương tự khác về mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi về ở với ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột, bác chú cậu cô dì cháu ruột, người giám hộ.
- Người chưa đủ tuổi thành niên được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ, mất cha, mẹ về ở với cụ nội, ngoại, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột, bác chú cậu cô dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
Những loại giấy tờ chứng minh nhân thân được chấp nhận
Dựa vào quy định tại Điều 6 Nghị định 62/2021/NĐ-CP, những loại giấy tờ chứng minh nhân thân được chấp nhận nhập hộ khẩu vào nhà người thân:
Bạn nên chuẩn bị sẵn giấy tờ khi tiến hành thủ tục nhập hộ khẩu
- Chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Chứng minh quan hệ thành viên trong gia đình(cha, mẹ, con): Giấy tờ khai sinh, giấy tờ chứng nhận hoặc quyết định quyền được nuôi con nuôi, quyết định được quyền nhận cha, mẹ, con.
- Chứng minh quan hệ anh, chị, em, cháu ruột: Giấy khai sinh cá nhân.
- Chứng minh quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông bà nội, ông bà ngoại, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ: Giấy tờ chứng nhận sự đồng ý của người giám hộ có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ, quyết định của Tòa án công bố cha, mẹ đã mất tích, chết.
- Chứng minh người đã lớn tuổi: Giấy khai sinh, CMND/CCCD, hộ chiếu, sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, giấy xác nhận của UBND xã, huyện.
Giấy tờ cần thiết khi nộp hồ sơ nhập hộ khẩu vào nhà người thân
Căn cứ Điều 7 Thông tư 52/2010/TT-BCA, những giấy tờ cần có khi nộp hồ sơ nhập hộ khẩu vào nhà người thân là:
Nhập hộ khẩu vào nhà người thân phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định
- Phiếu thông báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu.
- Giấy tờ chuyển hộ khẩu và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ khẩu, chủ sở hữu chỗ ở.
- Giấy tờ chứng minh chưa đủ tuổi vị thành niên, người lớn tuổi, người đặc biệt khuyết tật, người khuyết tật, người tâm thần, mất khả năng nhận thức, hành vi,...
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và các giấy tờ khác có liên quan.
Trên đây là tất tần tật những lưu ý quan trọng cần nắm rõ khi tiến hành thủ tục xin nhập hộ khẩu vào nhà người thân. Nếu có thắc mắc nào khác, bạn đừng quên kết nối với chuyên trang để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Theo: dienmayxanh.com
4.9/5 (74 votes)