Cách xử lý khi hàng xóm lấn chiếm đất theo đúng quy định pháp luật
29/05/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Cách xử lý khi hàng xóm lấn chiếm đất đúng với quy định của pháp luật hiện hành là thương lượng hòa giải hoặc khởi kiện lên tòa án nhân dân các cấp.
Tuy nhiên, để có được phương án giải quyết tốt nhất khi hàng xóm lấn chiếm đất không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, bạn hãy tham khảo những gợi ý bên dưới.
Cách xử lý khi hàng xóm lấn chiếm đất bằng việc thương lượng, hòa giải
“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua việc hòa giải ở cơ sở”. Quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai quy định năm 2013.
Cách xử lý khi hàng xóm lấn chiếm đất sao cho không phạm luật
Chính vì thế, trước tiên người bị lấn chiếm đất có thể dùng biện pháp thương lượng. Tức là bạn hãy tự hòa giải để giải quyết vụ việc một cách hòa bình.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất Đai năm 2013, trong trường hợp nếu hai bên không thể tự hòa giải, người bị lấn chiếm cần làm đơn yêu cầu hòa giải gửi đến UBND cấp xã để giải quyết. Trong đó:
Nội dung | Chi tiết |
✔️Trách nhiệm tổ chức hòa giải | Trách nhiệm tổ chức giảm hòa là thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã nơi diễn ra tranh chấp. Quá trình thực hiện phải có sự phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức xã hội khác. |
✔️Thời hạn giải quyết vụ việc | Tối đa là 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu tranh chấp(việc giải hòa phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của UBND cấp xã). |
Sau khi tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã, nếu việc hòa giải diễn ra thành công bạn gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài Nguyên và Môi Trường để sửa lại ranh giới. Ngược lại trường hợp hòa giải không thành công người bị lấn chiếm đất có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện yêu cầu giải quyết.
Giải quyết như thế nào nếu việc hòa giải không thành?
Cách xử lý khi hàng xóm lấn chiếm đất bằng việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi diễn ra tranh chấp theo các trường hợp sau:
Khởi kiện tòa án nhân dân các cấp nơi diễn ra tranh chấp
Các trường hợp | Nội dung |
✔️Trường hợp tranh chấp có sổ đỏ | Trong trường hợp này nếu bên bị tranh chấp muốn khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp huyện, cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định sau: - Đơn khởi kiện theo mẫu. - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất mang tên mình. - Biên bản hòa giải với sự chứng nhận của ủy ban nhân dân xã, đồng thời có chữ ký của các bên tranh chấp. - Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân/ Thẻ căn cước công dân. - Cùng các loại giấy tờ khác theo yêu cầu khởi kiện. |
✔️Trường hợp tranh chấp không có sổ đỏ mang tên mình | Trong trường hợp đất không có sổ đỏ, theo quy định tại Điều 100 Luật Đất Đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP bạn có thể lựa chọn các cách giải quyết sau: - Khởi kiện lên Tòa án nhân dân các cấp nơi diễn ra tranh chấp. - Đề nghị UBND cấp tỉnh, cấp huyện để giải quyết. |
Tóm lại, khi hàng xóm lấn chiếm đất bạn có thể sử dụng biện pháp thương lượng, hòa giải hoặc đâm đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân các cấp nơi diễn ra tranh chấp(phải đảm bảo các giấy tờ đúng theo quy định pháp luật).
Mong rằng, với những chia sẻ vừa rồi giúp bạn biết được cách xử lý khi hàng xóm lấn chiếm đất một cách hợp lý nhất. Đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều thông tin về đất đai khác nhé!
Theo cafeland.vn
4.9/5 (22 votes)