Quá trình xây dựng hầm Thủ Thiêm xuyên sông Sài Gòn

calendar 24/05/2021user Đăng bởi: Hà Thu

Hầm Thủ Thiêm có đặc điểm gì? Quá trình xây dựng, thi công kéo dài 7 năm có thực sự thuận lợi và cần nhiều vốn đầu tư không? Đây là câu hỏi được tìm hiểu rất nhiều trong thời gian gần đây. Câu trả lời chi tiết sẽ được lý giải ngay thông qua những thông tin dưới đây, mời quý độc giả cùng theo dõi nhé!

Đặc điểm của hầm Thủ Thiêm

Khi làm hầm Thủ Thiêm, đoạn khó nhất là lai dắt khối bê tông nặng 27.000 tấn suốt 22km đường thủy, sau đó dìm xuống sông Sài Gòn.

Hầm dài gần 1.500m, có tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, nối đảo Thủ Thiêm với quận 1. Đây là hạng mục quan trọng của dự án đại lộ Đông Tây được khánh thành năm 2011.

Hầm Thủ Thiêm dài gần 1.500m, có tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, nối đảo Thủ Thiêm với quận 1

Thời điểm đó, Thủ Thiêm là hầm vượt sông đầu tiên của Việt Nam, là đường hầm được thi công bằng công nghệ đúc, dìm dài nhất Đông Nam Á. Tử mẻ bê tông đầu tiên đúc đốt hầm đến lúc 4 đốt được lai dắt và dìm thành công trải qua nhiều công đoạn cực kỳ cam go.

Quá trình thi công hầm Thủ Thiêm xuyên sông Sài Gòn

Sau 10 năm hoàn thành công trình, ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây cho biết, đốt hầm Thủ Thiêm không đúc tại công trường như các dự án khác.

Nhà thầu Obayashi(Nhật Bản) đã xây dựng bể đúc rộng 6 hecta tại Đồng Nai, có thể đúc cùng lúc 4 đốt hầm. Mỗi đốt dài 93m, cao 9m, rộng 33m và dày 2m. Thời kỳ cao điểm, công trường bể đúc duy trì được 700 công nhân, kỹ sư, làm việc 3 ca/ngày để hoàn thành kịp tiến độ..

Các đốt hầm khi mới đúc xong phải sử dụng những kết cấu thép để bịt kín 2 đầu. Trong bụng đốt hầm có 8 bể thép và hệ thống máy để bơm nước sông ra vào trong quá trình kéo lai dắt. Đồng thời, điều khiển trọng lượng của đốt hầm để có thể vừa nổi, vừa chìm dần xuống đáy sông theo lượng nước bơm vào.

Khi các đốt hầm hoàn thành sẽ phá vỡ đập ngăn cách bể đúc với sông Đồng Nai cho nước tràn vào để kiểm tra chất lượng của đốt. Trong vòng 2 giờ, đốt hầm nặng 27.000 tấn sẽ nổi lên, nằm cân bằng trên mặt nước vào nhô cao khoảng 0,2m.

Công đoạn lai dắt 4 đốt hầm quãng đường 22km từ sông Nhơn Trạch về vị trí dìm trong điều kiện dòng chảy khá nhiều khúc quanh nguy hiểm, phức tạp là thử thách lớn đối với đội ngũ kỹ thuật.

Bởi mỗi sở suất nhỏ cũng có thể dẫn đến những hiểm họa không ngờ. Thậm chí, các kỹ sư còn tính đến cả tình huống đốt hầm bị kẹt dưới lòng sông sẽ phải phá vỡ nó để đảm bảo an toàn tàu thuyền sau này qua lại. Giao thông đường thủy khu vực sông Sài Gòn toàn bộ bị cô lập để thực hiện lai dắt trong 2 ngày.

Quá trình thi công hầm Thủ Thiêm xuyên sông Sài Gòn còn gặp nhiều khó khăn

Trước đó, nhà thầu Nhật Bản để chuẩn bị cho việc dìm 4 đốt hầm xuống đáy sông đã thi công đường dẫn hai đầu bờ sông bằng phương pháp đào lấp. Bao gồm: xây các vách tường, đường dẫn xuống lòng sông với 2 mặt cắt để tiếp cận các đốt hầm được dìm.

Nạo vét hơn 45.000 m3 bùn dưới đáy sông và sẵn sàng xây móng để đặt đốt hầm. Việc dìm là lắp đặt 4 đốt hầm xuống đáy sông Sài Gòn trong điều kiện nước chảy xiết, không gian thao tác chật hẹp là thách thức không nhỏ.

Lúc này, khó nhất là cho 2 mặt cắt ngang của đốt hầm khớp với đường dẫn, sai số cho phép chỉ 10mm. Vì vậy, để có thể tính toán chính xác, 20 thợ lặn cứ 30 phút/lần xuống lòng sông để kiểm tra tốc độ của dòng chảy.

Việc lắp đặt đố số 4 là khó nhất bởi khoảng trống giữa bở quận 1 và đốt dìm trước đó còn 95m. Tức là mỗi bên chỉ còn độ rộng khoảng 1m để điều khiển khối bê tông đi vào khe hẹp và ráp vào nhau. Phương án táo bạo được đưa ra là đưa đốt hầm thứ 4 vào sát bờ quận 1, làm giá gỗ để cho đốt trượt xuống nơi cần dìm, sau đó mới di chuyển đốt tới khe hẹp cần kết nối.

Nhận xét của các chuyên gia Nhật Bản chuyên làm hầm dìm về hầm Thủ Thiêm

Các chuyên gia Nhật Bản từng làm nhiều hầm dìm trên thế giới nhận xét về quá trình xây dựng hầm Thủ Thiêm, sông Sài Gòn có dòng chảy rất phức tạp, là thử thách lớn khi tính toàn xây dựng hầm.

Trong khi đó, thời gian để xử lý các công đoạn phải tính bằng giây, cả quá trình lắp đặt và dìm mỗi đốt hầm diễn ra liên tục từ 15 – 20 giờ, kéo dài từ 4 – 5 giờ sáng đến nửa đêm.

Sau hơn 3.000 ngày thi công, chiều ngày 20/11/2011, hầm Thủ Thiêm được khánh thành

Sau hơn 3.000 ngày thi công, chiều ngày 20/11/2011, hầm Thủ Thiêm được khánh thành bao gồm 6 làn, đại lộ Đông Tây cũng được thông xe toàn tuyến. Công trình này giúp thời gian di chuyển từ bờ tây sang đông Sài Gòn được rút ngắn còn hơn 1 phút.

Ngoài ra, quãng đường từ trung tâm thành phố về các tỉnh miền Đông, miền Tây cũng được rút ngắn theo. Dự án này đã hiện thực hóa giấc mơ kết nối đôi bờ sông Sài Gòn của người dân tại đây bao đời nay. Đây cũng là tiền đề để bán đảo Thủ Thiêm trở thành trung tâm thương mại, tài chính,...trong tương lai.

Trên đây là những thông tin về quá trình xây dựng hầm Thủ Thiêm xuyên sông Gài Gòn. Đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên trang chúng tôi để có thể cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác bạn nhé!

Theo Vnexpress.net

4.8/5 (80 votes)

2502/24

Chính phủ chính thức phê duyệt 156.000 tỷ đồng đầu tư vào tuyến cao tốc Tây Nguyên

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua kế hoạch phát triển đường bộ cao tốc kết nối tại vùng Tây Nguyên với tổng số vốn đầu tư dự kiến lên đến khoảng 156.000 tỷ đồng.

2302/24

Chính thức: Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành phê duyệt 12 dự án cao tốc Bắc Nam

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn tất việc phê duyệt 12 dự án cao tốc Bắc Nam sau 6 tháng tiến hành nghiên cứu để chuyển dần sang giai đoạn triển khai thực hiện.

2102/24

UBND thành phố Hà Nội đề xuất chi gần 23.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4 vùng Thủ đô

Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đề xuất chi gần 23.000 tỷ đồng để làm 58,2 km đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, dự kiến thi công bắt đầu trong giai đoạn từ 2022 - 2026.

1902/24

Dự án tuyến cao tốc nối Bình Phước - Tây Nguyên và kỳ vọng phát triển hai tỉnh

Mới đây, hai tỉnh Đắk Nông và Bình Phước vừa có cuộc họp phối hợp nhằm thực hiện dự án mở tuyến cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành với kỳ vọng phát triển nơi này.

1702/24

Những dự án lớn trọng điểm được khởi công trong năm 2022 tại TP HCM

TP HCM đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông trọng điểm như nút giao An Phú, dự án mở rộng quốc lộ 50, tuyến nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà.

1502/24

Tiết lộ hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng giao thông trọng điểm tại Đồng Nai

Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2025, hàng loạt những dự án cơ sở hạ tầng giao thông trọng điểm sẽ được tỉnh Đồng Nai tập trung đầu tư và phát triển vượt bậc.

1302/24

5 dự án giao thông nghìn tỷ mang lại dấu hiệu tích cực cho BĐS vùng ven TP.HCM

Tháng 5/2021, hàng loạt thông tin về hạ tầng giao thông tiếp tục được đầu tư như: Dự án mở rộng Quốc lộ 50 qua TP.HCM, đề xuất làm đường trên cao ở Sài Gòn, Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư 4 dự án giao thông trọng điểm,... đã mang lại dấu hiệu tích cực cho BĐS vùng ven TP.HCM.

1102/24

Đầu tư hơn 6.600 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường liên vùng 4 kết nối Đồng Nai với TP.HCM

UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với các sở, ngành, địa phương để bàn về công tác nghiên cứu và duyệt quy hoạch dự án xây dựng đường liên vùng 4. Tuyến đường này kết nối từ TP.HCM đến Đồng Nai, thông ra ngã tư Dầu Giây – Long Thành, Quốc lộ 1 và đường liên tỉnh 769.

0902/24

Quý II/2021, thêm 5 dự án cao tốc Bắc - Nam sắp khởi công

Quý II/2021, có thêm 5 dự án cao tốc Bắc – Nam sẽ được khởi công. Trong đó bao gồm 3 dự án theo hình thức đối tác công tư PPP và 2 dự án đầu tư công. Tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu chi tiết vấn đề này hơn bạn nhé!

0702/24

TP.HCM bắt tay Bình Dương để mở rộng quốc lộ 13 với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ

TP.HCM và Bình Dương “bắt tay” mở rộng quốc lộ 13 dài khoảng 5,5km với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng dự kiến sẽ được thực hiện trước năm 2025. Để biết thêm thông tin cụ thể, đừng vội bỏ qua những nội dung có trong bài viết dưới đây bạn nhé!

0502/24

Lộ diện dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Sau hơn 7 tháng khởi công, dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dần hiện rõ trục đường. Dự kiến vào cuối năm 2022 dự án sẽ khánh thành. Bài viết hôm nay hệ thống sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Vậy, đừng vội bỏ qua những thông tin hữu ích bên dưới bạn nhé!

0302/24

Quá trình xây dựng hầm Thủ Thiêm xuyên sông Sài Gòn

Hầm Thủ Thiêm có đặc điểm gì? Quá trình xây dựng, thi công kéo dài 7 năm có thực sự thuận lợi và cần nhiều vốn đầu tư không? Đây là câu hỏi được tìm hiểu rất nhiều trong thời gian gần đây. Câu trả lời chi tiết sẽ được lý giải ngay thông qua những thông tin dưới đây, mời quý độc giả cùng theo dõi nhé!